Đau mắt đỏ những điều cần lưu ý
Đau mắt đỏ hay viêm kết mạc cấp là tình trạng viêm cấp tính của lớp màng kết mạc, đó là lớp màng lót mặt trong mi mắt và một phần bề mặt nhãn cầu. Nguyên nhân gây viêm kết mạc thường gặp do nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Virus cụ thể là
adenovirus là nguyên nhân phổ biến gây ra dịch đau mắt đỏ. Ngoài ra, bệnh còn do một số số virus khác gây ra như các loại virus
Corona, simplex virus và
varicella-zoster virus và một số vi khuẩn gây viêm kết mạc như:
Staphylococcus aureus, Haemophilus influenzae, Streptococcus pneu monia và
Pseudomonas aeruginosa. Ngoài nguyên nhân nhiễm trùng, viêm kết mạc còn có thể do một số nguyên nhân khác như: dị vật trong mắt, hóa chất bắn vào mắt, các chất gây dị ứng như nấm mốc, phấn hoa hoặc các chất khác khiến người bệnh dị ứng và nhiều nguyên nhân khác gây ra viêm kết mạc. Bệnh đau mắt đỏ có thể xảy ra quanh năm, rất dễ lây và lan rộng thành dịch nhất là vào khoảng thời gian chuyển từ mùa hè sang mùa thu. Đau mắt đỏ xảy ra ở mọi đối tượng gồm trẻ em, người trưởng thành, người già. Bệnh đau mắt đỏ nếu được điều trị kịp thời sẽ ít gây biến chứng nghiêm trọng làm tổn thương mắt hay ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh.
Bênh đau mắt đỏ rất dễ lây, đường lây đau mắt đỏ thông qua việc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch chảy ra từ mắt của người bệnh có mang theo virus, vi khuẩn sang mắt của người lành. Cụ thể virus và vi khuẩn từ mắt của người bệnh qua tay người bệnh khi người bệnh lau mắt, dụi tay lên mắt di chuyển sang bám trên các đồ dùng vật dụng, đồ dùng cá nhân của người bệnh khi người bệnh cầm nắm sử dụng. Hoặc do các mầm bệnh có trong nước mắt, nước mũi của bệnh nhân đau đỏ phát tán ra bên ngoài không khí, bám trên các bề mặt khi bệnh nhân ho, hắt hơi. Tay của người bình thường và chạm vào mắt của người bệnh, tay người bệnh hay các vật dụng có mang mầm bệnh rồi đưa lên mắt dẫn đến bị lây nhiễm bênh.
Các biểu hiện của đau mắt đỏ thường gặp như ngứa mắt, cộm vướng ở mắt, chảy nước mắt người bệnh sẽ thấy đau mắt, nóng rát hoặc khó chịu ở mắt như có vật lạ gì trong mắt. Mắt đỏ chảy nước mắt nhiều kèm theo nhiều gèn giử mắt, có thể làm mí mắt dính vào nhau. Các biểu hiện có thể bắt đầu ở cả hai mắt hoặc một mắt và vài ngày sau sẽ lan sang mắt còn lại. Đau mắt đỏ do virus và vi khuẩn thường bắt đầu đỏ ở một bên mắt rồi lây sang mắt còn lại trong vòng vài ngày. Đau mắt đỏ do virus, mắt bị đau tiết nhiều dịch, người bệnh bị chảy nước mắt nhiều. Đau mắt đỏ do vi khuẩn mắt bị đau sẽ tiết dịch kèm theo mủ màu vàng, xanh. Mắt người bệnh nhạy cảm với ánh sáng, mắt dễ bị kích thích, đau nhức, chói mắt. Mi mắt sưng, phù nề, các mạch máu kết mạc cương tụ, màng kết mạc phù nề mạnh làm cho mắt đỏ nhiều. Có nhiều nhử mắt, tiết tố mủ nhầy bẩn, hình thành rất nhanh sau khi lau rửa sạch. Có thể các chất xuất tiết hoặc tạo thành màng giả, giả mạc. . Đau mắt đỏ thường tiến triển qua 3 giai đoạn: Giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn toàn phát và giai đoạn hồi phục. Thông thường giai đoạn ủ bệnh thường kéo dài từ 2 đến 14 ngày biểu hiện mắt sưng đỏ, ngứa, chảy nước mắt và xuất hiện nhiều ghèn nhử. Giai đoạn toàn phát kéo dài khoảng 5- 7 ngày, đây lag giai đoạn các triệu chứng biểu hiện rõ ràng. Giai đoạn hồi phục thường kéo dài 3-5 ngày các triệu chứng giảm dần, mắt bệnh nhân dần trở về bình thường.



Một số bệnh nhân có biểu hiện hạch trước tai, có sốt thường sốt nhẹ. Bệnh đau mắt đỏ có thể xảy ra kèm theo các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp như đau họng. Đôi khi, đau mắt đỏ cũng kèm theo những biểu hiện nhiễm trùng ở tai
Người bệnh đau mắt đỏ có thể lây bệnh cho người khác ngay cả khi chưa có biểu hiện rõ ràng, việc lây ngay cả trong thời kỳ ủ bệnh và khi bệnh nhân đã hết các triệu chứng trong vòng một tuần. Nếu người bệnh bị đau mắt đỏ do vi khuẩn, tình trạng bệnh sẽ cải thiện trong vòng 1 tuần. Cần dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ ngay cả khi các triệu chứng thuyên giảm. Với đau mắt đỏ do virus, bệnh thường kéo dài từ 4 – 7 ngày, thậm chí đến 14 ngày bệnh mới khỏi hoàn toàn.

Để đề phòng bệnh đau mắt đỏ người dân cần có ý thức giữ vệ sinh cá nhân tốt, không đưa tay lên mắt, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc các thuốc sát khuẩn thông thường, dùng riêng khăn mặt và vật dụng đồ dùng cá nhân, vệ sinh mắt hàng ngày bằng dung dịch Natri clorua 0/9 %. Khi bị bệnh cần rửa mặt bằng khăn sạch, thường xuyên giặt khăn mặt, giặt khăn tắm, vỏ gối, chăn ga bằng xà phòng và nước ấm và phơi dưới nắng. Vệ sinh bàn ghế, đồ dùng bằng các dung dịch sát khuẩn bề mặt. Đeo khẩu trang khi ho, hắt hơi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước ấm, trước và sau khi tra thuốc mắt, chăm sóc người bệnh đau mắt đỏ và đặc biệt cần tránh đưa tay lên mắt, không dụi mắt. Không nên đến nơi tập trung đông người, như trường học, văn phòng làm việc, chợ, bến tàu bến xe … hạn chế giao tiếp tránh lây lan cho người khác. Nên đeo kính khi đi ra đường, tránh măt tiếp xúc với khói bụi bẩn, giảm các yếu tố kích thích cho mắt. Không dùng lại thuốc cũ hoặc dùng chung thuốc tra mắt với người khác, không tự dùng thuốc đặc biệt là các thuốc có chứa thành phần Corticoid vì có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho mắt. Tuyệt đối không sử dụng các biện pháp dân gian để điều trị đau mắt đỏ như đắp là dâu, sông mắt bằng lá trầu không, nhỏ nước chanh vào mắt, nhỏ sữa vào mắt vì có thể gây bỏng mắt và làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tại mắt dẫn đến viêm loét giác mạc, ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh.
Người bị đau mắt đỏ cần có chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý để tăng sức đề kháng cho đôi mắt, nhanh hồi phục và ngăn biến chứng xấu do bệnh gây ra. Sử dụng một số thực phẩm giàu vitamin như ăn như cá, gan động vật, trứng, thịt gà, cá hồi, các loại rau có màu xanh, quả có màu đỏ, các sản phẩm từ sữa, các loại đậu hat có giàu Vitamin A, Vitamin B, Vitamin C, Vitamin K. Tránh căng thẳng thức khuya, hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện như điện thoại, máy tính… để mắt nghỉ ngơi và có thời gian hồi phục.
Viêm kết mạc thường lành tính, ít gây biến chứng. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan không điều trị kịp thời và không được điều trị đúng có thể dẫn đến bị viêm, loét giác mạc, tiến triển thành áp xe giác mạc và có thể hoại tử thủng giác mạc, viêm nội nhãn làm giảm thị lực, bệnh có các biến chứng nặng kéo dài và thậm chí dẫn đến mù lòa. Vì vậy, khi có các dấu hiệu của đau mắt đỏ như mắt bị đỏ, đau, nhức, cộm vướng chảy nước mắt hay các dấu hiệu bất thường của mắt khác người bệnh cần đến các cơ sở y tế khám để được bác sĩ chuyên khoa Mắt khám và điều trị, chăm sóc mắt đúng, kịp thời tránh các biến chứng nặng, không nên tự ý dùng thuốc mà không có chỉ dẫn của bác sỹ.