CÁCH PHÒNG TRÁNH DỊCH CÚM A HIỆU QUẢ
Dịch cúm A bùng phát gây ra tình trạng quá tải về bệnh nhân ở các cơ sở y tế và bệnh viện trong nhiều ngày qua, tạo lên một cơn sốt dư luận và gây hoang mang, lo lắng cho các bậc phụ huynh có con nhỏ
Dịch cúm A bùng phát gây ra tình trạng quá tải về bệnh nhân ở các cơ sở y tế và bệnh viện trong nhiều ngày qua, tạo lên một cơn sốt dư luận và gây hoang mang, lo lắng cho các bậc phụ huynh có con nhỏ.
Mỗi ngày Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Phú Bình tiếp nhận từ 20-30 trẻ nhỏ có các triệu trứng như: sốt cao, ho, nôn, đi ngoài với biểu hiện bệnh phức tạp.
Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng lây lan mầm bệnh phải kể đến là do cách vệ sinh và phòng ngừa chưa đúng cách.

Cách phòng tránh cúm A cho trẻ nhỏ tốt nhất hiện nay là tiêm vắc xin phòng cúm. Tuy nhiên không thể tiêm vắc xin phòng cúm A cho trẻ dưới 6 tháng tuổi và bà mẹ đang mang thai. Vì vậy với hai đối tượng này, quan trọng nhất là mọi người trong gia đình và người chăm sóc trẻ đều phải được chủng ngừa.
Trẻ em dưới 9 tuổi sẽ cần tiêm 2 liều chủng ngừa cúm cách nhau ít nhất 4 tuần. Trẻ em từ 10 tuổi trở lên chỉ cần tiêm 1 liều. Sẽ mất khoảng 2 tuần sau khi chủng ngừa, cơ thể mới bắt đầu xây dựng hàng rào miễn dịch với bệnh cúm A.
Với những trẻ có nguy cơ hoặc đang mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, tiểu đường, cần tiêm phòng cúm A càng sớm càng tốt.
Ngoài tiêm phòng, một số cách phòng tránh cúm A hiệu quả cho trẻ nhỏ phải kể đến như:- Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, tránh tối đa việc cho trẻ chùi tay lên mắt và mũi, hàng ngày sử dụng các dung dịch sát khuẩn đường mũi, họng, mắt cho trẻ, tránh cho trẻ tiếp xúc gần với người bệnh hoặc người nghi nhiễm cúm.
- Hạn chế cho trẻ ra ngoài, đến những nơi đông người, tiếp xúc với người lạ.
- Ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm virus cúm.
- Thường xuyên vệ sinh, lau sạch các bề mặt, vật dụng gia đình mà trẻ tiếp xúc hằng ngày, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường; mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học.
- Những trường hợp sốt cao, khó thở cần chủ động cách ly, đeo khẩu trang và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, xử lý, phòng tránh lây lan.
Cần đưa trẻ đi khám ngay khi có các dấu hiệu như:Sốt đột ngột:
- Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi và sốt 38 độ C hoặc hơn.
- Nếu trẻ 3 tháng tuổi – 3 tuổi và sốt 38,6 độ C hoặc hơn.
- Đặc biệt quấy khóc (những biện pháp dỗ dành thông thường như cho bú, bế ẵm, đung đưa đều không có tác dụng).
- Ho (thường ho khan)
- Viêm họng
- Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
- Chảy nước, mắt đỏ
- Nhức mỏi cơ thể
- Đau đầu
- Mệt mỏi
- Tiêu chảy: Trẻ có dấu hiệu mất nước, từ chối bú mẹ, bú sữa hoặc uống nước
- Buồn nôn và ói mửa
Việc nhận biết và phát hiện sớm các dấu hiệu mắc bệnh có thể giúp điều trị kịp thời, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong cho trẻ.
Khoa Nhi – Bệnh viện đa khoa huyện Phú Bình là 01 địa chỉ tin cậy với đội ngũ y Bác sỹ kinh nghiệm, nhiệt tình luôn sẵn sàng phục vụ.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://nukeviet.vn là vi phạm bản quyền