Bệnh không lây nhiễm- những điều bạn nên biết
Bệnh không lây nhiễm- những điều bạn nên biếtƯớc tính mỗi năm tại Việt Nam số ca tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm tới 77% tổng số tử vong do mọi nguyên nhân, chủ yếu là do các bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Đồng thời, số liệu cũng cho thấy trên thế giới cũng như tại Việt Nam đa số những người tử vong do bệnh dịch COVID-19 đều có bệnh nền như tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường hoặc các bệnh mạn tính khác. (1)
Theo báo cáo, Tỉnh Thái Nguyên năm 2021:
Phát hiện mới 33 442 ca bệnh tăng huyết áp, quản lý cấp thuốc được 31 894 người bệnh chiếm 21,63 tổng số người mắc, trong đó chỉ có trên 50% đạt huyết áp mục tiêu.
Bệnh đái tháo đường đứng thứ 2 với 4. 079 ca được phát hiện, quản lý 13 816 ca chiếm 56,22% ca bệnh.

Các
bệnh không lây nhiễm đang chiếm tới 70% tổng gánh nặng bệnh tật toàn quốc. Có thể nói các bệnh không lây nhiễm đang là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng quá tải tại các bệnh viện, gây thiệt hại, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế, xã hội do bệnh phải điều trị suốt đời làm tăng chi phí y tế, giảm năng xuất lao động và sản phẩm xã hội, ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe cộng đồng. (1)
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhấn mạnh bệnh không lây nhiễm có thể ngăn ngừa được. Cụ thể, hút thuốc lá, ăn uống thiếu lành mạnh, lạm dụng bia rượu, lối sống không vận động và ô nhiễm không khí được xem là các nguyên nhân chính làm tăng bệnh không lây nhiễm.
Riêng hút thuốc lá đã gây ra hơn 8 triệu ca tử vong mỗi năm, trong đó, hơn 1 triệu ca tử vong là ở những người không hút thuốc - những người ngoài cuộc vô tội.
Khoảng 8 triệu ca tử vong khác do chế độ ăn không lành mạnh, có thể là ăn quá ít, ăn quá nhiều hoặc ăn thực phẩm nghèo dinh dưỡng.
Sử dụng bia rượu là một trong số những nguyên nhân gây xơ gan và ung thư, làm chết khoảng 1,7 triệu người mỗi năm. Thiếu vận động là nguyên nhân gây ra khoảng 830.000 ca tử vong.
Các tổ chức Y tế thế giới cũng như hệ thống Y tế của Việt Nam đang nỗ lực đẩy mạnh các hoạt động phòng và chống bệnh không lây nhiễm bằng nhiều biện pháp như:
Tăng cường tuyên truyền, giáo dục lối sống lành mạnh cho người dân, tăng tỉ lệ phát hiện và quản lý người bệnh mạn tính không lây nhiễm nhằm phát hiện sớm, điều trị kịp thời, hạn chế biến chứng và tử vong.
Tăng cường vai trò của các cấp các ngành, đặc biệt là năng lực điều trị bệnh không lây nhiễm của các tuyến y tế cơ sở.
Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác phòng chống bệnh không lây nhiễm giúp giảm tải gánh nặng cho ngành Y tế cũng như an sinh xã hội, hạnh phúc cho mọi nhà, thì việc tự ý thức và xây dựng lối sống lành mạnh, chủ động thăm khám và điều trị các bệnh không lây nhiễm của mỗi người dân là yếu tố then chốt và cực kỳ quan trọng.
Phát hiện sớm, điều trị kịp thời hiệu quả, quản lý người bệnh sát sao là một trong những phương châm hàng đầu trong công tác phòng chống bệnh không lây nhiễm của bệnh viện đa khoa Huyện Phú Bình. Chúng tôi khám và kiểm tra huyết áp cho 100% người bệnh khám nội trú cũng như ngoại trú tại bệnh viện. Xen kẽ với các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, chúng tôi có bàn đo huyết áp cho toàn bộ người nhà và người thăm nuôi nhằm phát hiện tối đa người bệnh tăng huyết áp.

Các bác sỹ thường xuyên kiểm tra, chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng phù hợp nhằm phát hiện biến chứng sớm, đánh giá hiệu quả điều trị và điều chỉnh đơn thuốc cho phù hợp với mỗi bệnh nhân.
Cập nhật kiến thức chuyên môn cho các y, bác sỹ và điều dưỡng cũng rất được bệnh viện trú trọng.
Nếu như bạn chưa có câu trả lời mình có bị mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tâm thần kinh hay bệnh khớp mạn tính hay không? Bạn chưa từng đi khám sức khỏe để phát hiện các bệnh lý mạn tính không lây trên, hãy tới ngay bệnh viện đa khoa huyện Phú Bình- chúng tôi sẽ cho bạn câu trả lời chính xác trong thời gian ngắn ngất!