Bệnh Chân - Tay - Miệng những điều nên biết
Tay chân miệng là bệnh lý truyền nhiễm do virus gây ra. Bệnh lây lan qua đường ruột. Trẻ em chính là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tay chân miệng. Các bậc phụ huynh cần chú ý và theo dõi biểu hiện bệnh ở trẻ nhằm điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
Tay chân miệng là bệnh lý truyền nhiễm do virus gây ra. Bệnh lây lan qua đường ruột. Trẻ em chính là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tay chân miệng. Các bậc phụ huynh cần chú ý và theo dõi biểu hiện bệnh ở trẻ nhằm điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
Khi trẻ bị mắc chân tay miệng không nên lo lắng quá hãy đọc để hiểu thêm.
+ Nguyên nhân do virus đường ruột gây ra, trong đó có chủng EV71.
+ Hay gặp ở trẻ nhỏ, dưới 5 tuổi do sức đề kháng kém.
+ Đường lây qua nước bọt, phân, dịch vỡ của mụn (khi các cháu chơi vơi nhau vô tình đưa vào miệng)
+ Bị rải rác trong năm, hay bị vào thời điểm giao mùa.
+ Phát hiện bằng cách: thấy trẻ mọc mụn nước hoặc ban đỏ tại các vị trí như, mu lòng bàn chân, bàn tay, mông, đầu gối, miệng. Trẻ có thể chảy nhiều nước rãi, biếng ăn, quấy khóc, kêu đau, sốt.

+Điều trị: có thể điều trị tại nhà, không nhất thiết dùng kháng sinh (chỉ dùng kháng sinh khi có bội nhiễm vi khuẩn), chủ yếu tăng sức đề kháng bằng cho trẻ uống vitamin đặc biệt vitamin C. Hạ sốt khi từ 38.5 độ. Ăn lỏng, mát, dễ tiêu. Và bôi xanhmetilen vào chỗ mụn vỡ để tránh nhiểm khuẩn. Sau vài ngày bệnh sẽ thuyên giảm.
Bệnh nhi ngày đầu tiên vào viện
Bệnh nhi sau 5 ngày điều trị + Cần đưa trẻ tơi viện khi: sốt quá cao, co giật, li bì, tình trạng bệnh tăng lên, hôn mê....
+ Biến chứng nặng nhất và nguy hiểm là viêm não. Thường do chủng EV71 nên nếu có điều kiện cho trẻ đi xét nghiệm EV71 tại các bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất.
+ Phòng bệnh: tránh tiếp xúc vơi trẻ bị bệnh, vệ sinh sạch sẽ chân tay cho trẻ. Tăng sức đề kháng.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://nukeviet.vn là vi phạm bản quyền